01/08/2016
2402

Ngày nay, hễ nhắc đến một loại phương tiện di chuyển đặc trưng ở Nhật Bản, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hệ thống tàu điện cực kỳ hiện đại và rộng lớn của đất nước này.

547466_437425323012130_738603204_n

Có thể nói cuộc sống ở Nhật Bản không thể thiếu đi tàu điện bởi chúng rất tiện lợi, giá cả lại phải chăng, phù hợp với thu nhập người dân. Trong các thành phố lớn, bạn chỉ cần đi bộ 5 – 15 phút là có thể đến được ga tàu gần nhất. Trên tàu điện bố trí đầy đủ tiện nghi như máy lạnh vào mùa hè và máy sưởi vào mùa đông, giúp bạn có thể yên tâm đi làm/đi học mà không lo về thời tiết khắc nghiệt. Hai bên tàu luôn có các bảng điện tử chỉ dẫn để giúp hành khách có thể tra cứu lộ trình dễ dàng hơn. Ngoài ra, tàu điện ở Nhật luôn bảo đảm giờ giấc hoạt động rất chính xác. Theo tỷ lệ thống kê thì thời gian tàu điện trễ hẹn ở Nhật chỉ khoảng 7 giây mỗi năm!

Ginza01
Các tuyến tàu điện ở Nhật Bản được chia làm hai loại: tuyến thông thường và tuyến tàu cao tốc.
Những loại tàu có thể chạy trên tuyến thông thường bao gồm:
23


– Tàu Futsu là loại tàu phổ biến nhất, thường đỗ ở tất cả các ga mà nó chạy qua. Khoảng cách các ga trong nội thành khoảng 1km và ở ngoại ô là 2,3 km.
– Tàu Kaisoku thường chạy nhanh hơn và dừng lại ở ít ga hơn tàu Futsu.
– Tàu Kyuuko chỉ dừng ở các ga khá lớn khoảng 3 đến 5 ga mới dừng một lần.
– Tàu Tokkyuu thường chỉ dừng ở các ga trung tâm, 10 – 20 km mới dừng một lần.
Tuyến tàu cao tốc chỉ dành cho những loại tàu nhanh và thường chỉ dừng lại ở các ga lớn, tiết kiệm thời gian cho những người cần đi xa, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân Nhật Bản. Tàu siêu tốc Shinkansen được xem là tàu chạy nhanh nhất trong các loại tàu.
Do vận tốc cao nên giá cả của tàu Shinkansen ngang hàng máy bay, nhưng vẫn là phương tiện ưa chuộng với người dân Nhật Bản bởi tiết kiệm thời gian, tiện nghi và hoạt động đúng giờ. Được biết, Shinkansen đã giảm thời gian đi lại giữa Tokyo và Osaka đến mức tối thiểu: từ 6 giờ 30 phút xuống chỉ còn 2 giờ 30 phút! Có thể nói, hình ảnh chiếc tàu Shinkansen chạy dưới chân núi Phú Sĩ phủ đầy tuyết trắng luôn được coi là biểu tượng niềm tự hào của nước Nhật hiện đại. Vừa qua, Nhật Bản cũng đã kỉ niệm 50 năm chuyến tàu siêu tốc Shinkansen đầu tiên vận hành, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành đường sắt.

w3-shinkansen-z-20140619-990x583
Tùy vào loại tàu điện mà loại vé sử dụng cũng khác nhau. Khi lên tàu Futsu và tàu Kaisoku thì chỉ cần mua vé Futsu (vé thường) là được. Nhưng khi lên tàu Kyuukou, Tokkyuu, Shinkansen thì ngoài vé Futsu còn phải mua vé tương ứng dành cho loại tàu đó. Tại hầu hết các nhà ga, việc bán vé, kiểm soát vé được thực hiện hoàn toàn tự động.
metro2

Tàu điện ở Nhật không chỉ là phát minh của nền công nghệ vượt bậc, mà còn là nơi bạn có thể quan sát thói quen sống của người dân Nhật Bản.

Khi lên tàu điện, mọi người đều xếp thành hai hàng và không được phép chen lấn. Khi tàu điện đến, những người lên tàu đứng nép vào hai bên nhường cho người xuống tàu xuống hết mới lên tàu. Trên tất cả các toa tàu đều có ghế dành riêng cho người già và phụ nữ mang thai hoặc có con nhỏ. Phụ nữ cũng rất được ưu tiên, hầu hết các chuyến tàu đều có toa dành phục vụ riêng cho khách nữ vào những khoảng thời gian cao điểm trong ngày.

1409279163_1

Khi lên tàu điện ở Nhật, bạn sẽ thấy mọi người trên xe đều rất lịch sự và giữ gìn trật tự chung. Phần lớn là họ tranh thủ ngủ, hoặc đọc sách, báo, trang điểm, thậm chí nhiều doanh nhân còn mang máy tính xách tay để làm việc. Ngoài ra gửi tin nhắn bằng điện thoại di động cũng là cách người Nhật tận dụng thời gian rỗi trên tàu, thay vì gọi điện để tránh ảnh hưởng người xung quanh.

Tất nhiên, vẫn còn có những thành phần còn cư xử chưa phải mực. Vậy nên ở Nhật, các nhà tàu rất tích cực quảng cáo, vận động, kêu gọi tất cả mọi người cư xử đúng đắn khi đi tàu với những poster dễ thương và ấn tượng.

Nhanh, an toàn, thuận tiện là vậy, thế nên ở các thành phố lớn, tàu điện vào giờ cao điểm rất đông, không khác gì xe buýt Việt Nam giờ tan tầm. Đứng trong tàu, bạn có thể bị chen lấn đến không thở nổi. 

Kết lại, chúng ta có thể thấy hệ thống tàu điện ở Nhật Bản đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc trưng, đồng thời còn thể hiện sự phát triển mạnh mẽ về giao thông và công nghệ ở xứ Mặt Trời mọc này.